Header Ads

test

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/4/2020

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/4/2020


Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 27/4 của các công ty chứng khoán.


VNM sẽ tiếp tục tăng cho đến khi tiếp cận vùng giá quanh 115

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi đã giảm giá trung hạn về khu vực hỗ trợ xung quanh mốc 85. Phiên cuối tuần 24/4, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần, qua đó vượt lên trên ngưỡng 100.

Các chỉ báo kỹ thuật hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của cổ phiếu. Các đường EMA vừa tạo Golden Cross nên có thể đây sẽ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tươi sáng mới của VNM.

Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cho thấy dư địa tăng vẫn còn nhiều.

Theo đánh giá của chúng tôi, VNM tiềm năng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi tiếp cận vùng giá xung quanh 115.

Giá mục tiêu của cổ phiếu POW là 12.000 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị giá mục tiêu đối với cổ phiếu POW là 12.100 đồng/cp trên cơ sở (i) sở hữu hệ thống nhà máy nhiệt điện khí lớn, (ii) Nhà máy điện Vũng Áng đã hoạt động bình thường với sản lượng tăng trưởng 25% n/n, (iii) Nhà máy Cà Mau 1&2 hết khấu hao, và (iv) chi phí nguyên liệu đầu vào kỳ vọng tiếp tục xu hướng giảm.

Khuyến nghị mua cho VEA với giá mục tiêu 45.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Theo các nguồn thông tin truyền thông trong nước (cafeauto.vn và tuoitre.vn), Toyota Việt Nam (VEA sở hữu 20% cổ phần) và Honda Việt Nam (VEA sở hữu 30% cổ phần) đã lần lượt quay trở lại sản xuất vào ngày 20/04 và 23/04. Công ty liên kết ô tô còn lại của VEA – Ford Việt Nam (VEA sở hữu 25% cổ phần) – vẫn đang tạm ngừng sản xuất.

Các công ty sản xuất ô tô khác như Hyundai Thành Công, VinFast và MercedesBenz cũng công bố sẽ mở cửa lại nhà máy trong vài ngày tới. Theo tổng hợp của chúng tôi, 5 trong số 8 công ty ô tô/xe máy chính tại Việt Nam đã hoặc đang lên kế hoạch quay trở lại sản xuất.

Chúng tôi cho rằng các diễn biến ngày là tích cực cho VEA khi Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam lần lượt đóng góp 81% và 13% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của VEA trong năm 2019, theo ước tính của chúng tôi.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VEA với giá mục tiêu 45.900 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 50,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 15,1%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Khuyến nghị mua cho VNM với giá mục tiêu 124.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đăng ký mua lại 17,5 triệu cổ phiếu (1% tổng lượng cổ phiếu lưu hành) thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Thời gian thực hiện vẫn chưa được công bố, thời điểm sẽ được công bố khi công ty nhận được phê duyệt từ UBCK Nhà nước.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho VNM với giá mục tiêu 124.700 đồng (tổng mức sinh lời dự phóng 26,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,7%).

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP FPT (FPT) trong khi giảm giá mục tiêu 14% chủ yếu do mức tăng 1 điểm phần trăm cho chi phí vốn lên 14,2% và điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế các năm 2020/2021/2022 lần lượt 14%/9%/8%.

Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận chủ yếu do dự phóng thấp hơn cho mảng Xuất khẩu phần mềm/ xuất khẩu phần mềm (do gián đoạn kinh doanh của các khách hàng ở nước ngoài) cũng như mảng Công nghệ thông tin trong nước và mảng online (chi tiêu công nghệ thông tin và quảng cáo thấp hơn bởi các khách hàng trong nước) trong bối cảnh dịch COVID-19.

FPT hiện được giao dịch tại PEG 3 năm hấp dẫn 0,7 – dựa theo dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 17% trong giai đoạn 2019-2022 của chúng tôi – dẫn dắt bởi các mảng xuất khẩu phần mềm, Viễn thông và Giáo dục tăng trưởng nhanh chóng. Chúng tôi dự phóng 3 mảng này cùng chiếm khoảng 87% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 so với mức khoảng 78% trong năm 2019.

Dù những thách thức trong ngắn hạn, mảng xuất khẩu phần mềm của FPT có thể được hưởng lợi trong dài hạn sau khủng hoảng dịch COVID-19 khi khách hàng đa dạng hóa đối tác từ các đối thủ tại Trung Quốc và Ấn Độ vốn có năng lực hoạt động và bàn giao dự án bị gián đoạn do bùng phát dịch COVID-19.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: nguồn cung kỹ sư phần mềm hạn chế, cạnh tranh gay gắt trong mảng Viễn thông từ cả các đối thủ trong mảng đường truyền cố định và băng thông điện thoại di động, số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng có thể ảnh hưởng sâu hơn đến chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu.

Đọc thêm nhà phố tân cổ điển https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/thiet-ke-nha-pho-tan-co-dien.html

Theo tinnhanhchungkhoan

Không có nhận xét nào