Header Ads

test

12 cung hoàng đạo

Trong chiêm tinh học và thiên văn học thời cổ, các cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360o và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 30o. Cung Hoàng Đạo tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại từ những năm 1645 trước Công nguyên. Vòng tròn 12 cung Hoàng Đạo hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn mùa và 12 tháng. Các cung được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung có tính cách tương đồng với nhau.



Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 - 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa "Đường đi của mặt trời". Theo phương Tây, vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy Lạp là Zodiakus Kyklos (ζωδιακός κύκλος) - "Vòng tròn của các động vật."

Nhiều nhà khoa học hiện đại xem chiêm tinh học là trò mê tín dị đoan. Tuy nhiên, chiêm tinh học vẫn giữ vị trí trọng yếu trong nghiên cứu về "số phận đời người" của phương Tây, vẫn tồn tại ở ngay cả những nước mà tại đó chiêm tinh học bị cấm.

Lịch sử

Thời kỳ đầu

Sự phân chia vòng tròn hoàng đạo ra làm 12 cánh, mỗi cánh một ký tự được hình thành bởi các nhà thiên văn Babylon cổ đại vào thiên niên kỷ 1 TCN. Mỗi cánh có độ quay 30o tương ứng với một tháng trong lịch Babylon cổ. Các nhà thiên văn Babylon cũng đặt cho mỗi cung hoàng đạo một ký tự. Trong đó, cánh đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi. Dần dần sau này, Hoàng Đạo đã có ảnh hưởng lớn hơn vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Việc sử dụng Hoàng Đạo để tiên đoán về tính cách, sự nghiệp,... vào thời kì này trở nên khá phổ biến. Nó có ảnh hưởng tới tận vào thời Trung Cổ sau này.

Thời Hy Lạp cổ đại

Cách phân chia của Babylon du nhập vào chiêm tinh học Hy Lạp vào thế kỷ 4 TCN.[5][6] Chiêm tinh số mệnh xuất hiện lần đầu tại Ai Cập thuộc Hy Lạp. Cung Hoàng Đạo Dendera (khoảng năm 50 TCN) là mô tả sớm nhất về 12 cung Hoàng Đạo.

Đóng vai trò quan trọng trong chiêm tinh học số mệnh của phương Tây là nhà thiên văn học kiêm chiêm tinh học Claudius Ptolemaeus với tác phẩm Tetrabiblos được xem là nền tảng của chiêm tinh học phương Tây.

Mười hai cung Hoàng Đạo

Điểm khởi đầu theo lý thuyết của cung Bạch Dương là xuân phân. Các cung khác cứ thế nối tiếp. Ngày giờ chính xác theo lịch Gregory thường khác biệt chút ít từ năm này sang năm khác, bởi lẽ lịch Gregory thay đổi tương ứng với năm chí tuyến, trong khi độ dài năm chí tuyến có bản chất thay đổi đều đều. Trong quá khứ gần đây và tương lai không xa thì các sai khác này chỉ vào khoảng dưới hai ngày. Từ năm 1797 đến năm 2043, ngày xuân phân (theo giờ UT - Universal Time) luôn rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3. Ngày xuân phân từng rơi vào ngày 19 tháng 3, gần đây nhất vào năm 1796 và lần tới là năm 2044.

Bảng cung hoàng đạo:

Cung Bạch Dương: 21 tháng 3 - 19 tháng 4
Cung Kim Ngưu: 20 tháng 4 - 20 tháng 5
Cung Song Tử: 21 tháng 5 - 20 tháng 6
Cung Cự Giải: 21 tháng 6 - 22 tháng 7
Cung Sư Tử: 23 tháng 7 - 22 tháng 8
Cung Xử Nữ: 23 tháng 8 - 22 tháng 9
Cung Thiên Bình: 23 tháng 9 - 22 tháng 10
Cung Bọ Cạp: 23 tháng 10 - 21 tháng 11
Cung Nhân Mã: 22 tháng 11 - 21 tháng 12
Cung Ma Kết: 22 tháng 12 - 19 tháng 1
Cung Bảo Bình: 20 tháng 1 - 18 tháng 2
Cung Song Ngư: 19 tháng 2 - 20 tháng 3

Xem thêm 12 cung hoàng đạo

Theo wikipedia

Không có nhận xét nào