Header Ads

test

25% cửa hàng xăng dầu tại Hà Nội chấp nhận thanh toán không tiền mặt trong năm nay

25% cửa hàng xăng dầu tại Hà Nội chấp nhận thanh toán không tiền mặt trong năm nay


Trong năm 2020, 90% cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và 25% cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Đây là một mục tiêu được đặt ra trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020 mới được UBND thành phố ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu trong năm nay sẽ đưa tỷ lệ các cửa hàng xăng dầu chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên 25% (Ảnh minh họa: Internet)

Theo kế hoạch, giữ vững xếp hạng từ thứ hai trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hàng năm là một mục tiêu Hà Nội đề ra trong năm nay.

Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến (thanh toán không dùng tiền mặt), từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp kinh doanh từ thương mại điện tử…

Cũng trong năm 2020, sẽ đưa tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến đạt 75% số người dùng Internet trên địa bàn thành phố, tăng 7% so với năm 2019; 95% doanh nghiệp có website hoặc ứng dụng cung cấp thông tin doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc, tăng 20% so với năm ngoái…

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, trong bản kế hoạch mới ban hành, UBND thành phố cũng đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm sẽ được thực hiện thời gian tới, đó là tổ chức khảo sát, thống kê về tình hình hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố để kịp thời nắm bắt thực tiễn phát sinh, xây dựng chính sách quản lý, phát triển hoạt động thương mại điện tử phù hợp.

Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện về cả tính năng, nội dung và hình thức của Chợ thương mại điện tử sản phẩm nông sản an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn Hà Nội tại địa chỉ www.chonhaminh.gov.vn (Chợ nhà mình) và ứng dụng trên nền tảng di động (app mobile) của chợ. 

Triển khai các hoạt động xây dựng, tạo lập các kênh truyền thông quảng bá cho “Chợ nhà mình” và các hoạt động của chợ qua mạng xã hội như Facebook, Youtube để quảng bá đến người tiêu dùng.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực như giao thông vận tải (dịch vụ đặt chỗ, mua vé tàu bay, tàu hỏa, gọi xe taxi, xe mô tô 2 bánh); giáo dục (đào tạo trực tuyến), y tế (tư vấn khám bệnh trực tuyến), truyền thông (truyền hình trực tuyến)...; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh…

Sở Công Thương là cơ quan được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử, kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Hà Nội, kế hoạch phát triển thương mại – dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025; huy động các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện kế hoạch.

Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2019 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam thực hiện, với điểm tổng hợp 84,3 điểm, tăng 4,5 điểm so với năm 2018, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 2, chỉ sau TP.HCM. 

Hai thành phố lớn của cả nước vẫn có điểm số cách biệt khá lớn với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước về chỉ số phát triển thương mại điện tử.

Đọc thêm về https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-noi-that-ban-ghe-sofa-hot-nhat-2020.html

Theo Ictnews/Vietnamnet

Không có nhận xét nào