Chứng khoán tăng mạnh nhất 19 năm Bull trap ?
Chứng khoán tăng mạnh nhất 19 năm Bull trap ?
Nhiều nhà đầu tư cần một cái cớ để tham gia thị trường. Việc VN-Index sáng qua vượt ngưỡng 710 điểm cùng thanh khoản tăng có thể là lý do tốt.
Hôm qua, VN-Index đã có phiên tăng mạnh nhất 19 năm. Nói với VnExpress cuối ngày 6/4, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng, thị trường vượt vùng kháng cự mạnh 710 điểm, cùng thanh khoản gia tăng đã kích hoạt dòng tiền, vốn đang đứng ngoài đợi cơ hội.
"Nhà đầu tư đứng ngoài chờ cơ hội rất nhiều, dòng tiền chờ đợi cũng rất lớn, nhưng họ cần một lý do để tham gia", ông Minh nói. "Việc VN-Index vượt ngưỡng 710 điểm vào phiên sáng 6/4 cùng thanh khoản gia tăng đã thành điểm kích nổ với tâm lý nhà đầu tư".
"Điểm kích nổ" này, theo chuyên gia từ Yuanta, là do sự cộng gộp của nhiều yếu tố. Đầu tiên là tâm lý của nhà đầu tư dần được cải thiện khi tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng tích cực hơn.
Nhìn từ diễn biến chung, Việt Nam là một trong những thị trường mất điểm nhiều nhất khu vực trong tháng 3, dù diễn biến dịch bệnh hay tác động tới kinh tế vẫn chưa quá rõ nét. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bị chi phối rất lớn và phản ứng có phần thái quá. Lực ép càng mạnh thì khi được giải tỏa, lực bung ra càng lớn. Thị trường thế giới diễn biến tích cực hơn những phiên gần đây cũng tạo hiệu ứng tốt hơn.
Nguyên nhân thứ hai là nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư. Gần đây nhiều công ty chứng khoán cho biết, nhu cầu mở mới tài khoản hoặc kích hoạt lại tài khoản chứng khoán cũ đang tăng nhanh. "Năm 2019, dòng tiền của thị trường hao hụt một phần vì đẩy vào kênh trái phiếu doanh nghiệp, nhưng hầu hết là những trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Khi lượng trái phiếu này đáo hạn vào đầu năm nay, trong khi các doanh nghiệp chưa có kế hoạch huy động thêm vốn, đã tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn", ông Minh giải thích.
Trong điều kiện các kênh đầu tư như gửi tiết kiệm hay vàng không còn hấp dẫn, chứng khoán trở thành điểm đến bởi đà giảm sâu từ mức đỉnh. Theo số liệu từ Yuanta, đà giảm mạnh trong tháng 3 khiến quá nửa số cổ phiếu về dưới giá trị sổ sách, trong khi định giá P/E thậm chí còn rẻ hơn thời điểm khủng hoảng 2008. "Nhiều cổ phiếu đã trở nên rất rẻ", chuyên gia từ Yuanta nói.
Phiên hôm qua, khối ngoại vẫn kiên định với trạng thái bán ròng giữa lúc lực cầu trong nước mạnh lên. Về diễn biến này, ông Thế Minh cho rằng đà bán ròng tập trung chủ yếu ở một số mã bluechip lớn có thể do các quỹ ngoại đang tìm cách cân bằng rủi ro danh mục. Tuy nhiên, không phải toàn bộ nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường đều bán ra, vẫn có lượng mua vào nhất định. "Điều này cho thấy vẫn có những nhà đầu tư ngoại tìm cơ hội trên thị trường Việt Nam", ông nói.
Giữ quan điểm thận trọng hơn, ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô & Thị trường Công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, đà tăng trong phiên 6/4 do hiệu ứng tâm lý tích cực của nhà đầu tư nhưng vẫn chưa đủ để xác nhận một xu hướng tăng bền vững.
"Đà giảm sâu thường sẽ kích hoạt những nhịp hồi mạnh, đó là quy luật thông thường của thị trường. Nhưng nếu nhìn từ diễn biến của khối ngoại, có thể trạng thái tiêu cực vẫn chưa dừng lại", ông Khoa nói. Như những lần giảm sâu trước đây, khối ngoại thường là bên mua vào trong khi nhà đầu tư trong nước hoảng loạn. Tuy nhiên, nhịp bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đến nay đã kéo dài, bất chấp thị trường tăng hay giảm.
Thị trường có thể gặp khó với áp lực chốt lời, nhưng đánh giá về khả năng tăng sốc rồi giảm sâu trong vài phiên (bull-trap), giới phân tích cho rằng khó có trường hợp này với phiên 6/4.
Lý do là thanh khoản của thị trường đã tăng mạnh khi vượt ngưỡng kháng cự 710-730 điểm, với sắc xanh lan tỏa nhiều nhóm cổ phiếu. Trước đó, những phiên vượt ngưỡng kháng cự không bền thường có thanh khoản thấp và lực tăng chỉ tập trung ở một số mã bluechip.
Bull trap là gì? Vì sao nó nguy hiểm đối với Trader?
Bẫy giá tăng – bull trap – là gì?
Bẫy giá tăng – bull trap – là một thuật ngữ chỉ một tín hiệu giao dịch sai, đánh lừa người giao dịch rằng xu hướng giảm đã kết thúc, xu hướng tăng đang quay lại, khiến trader nhảy vào thị trường và giao dịch theo hướng giá tăng. Trong thực tế, sau khi xảy ra bẫy giá tăng, giá lập tức giảm xuống trở lại, làm cho trader đã mua vào bị thua lỗ.
Bẫy giá tăng – bull trap – còn có thể gọi là false breakout – phá vỡ sai, phá vỡ giả.
Bull ở đây có nghĩa là con bò đực, thuật ngữ đại diện cho thị trường giá tăng trong tài chính. Trap là cái bẫy
Bẫy giá tăng – bull trap – thường xuất hiện ở đâu?
Điểm xuất hiện thường xuyên nhất của bẫy giá tăng là tại các vùng kháng cự. Giá vượt lên trên kháng cự, tạo cảm giác rằng có một đợt phá vỡ kháng cự xảy ra và xu hướng tăng sẽ tiếp diễn, kích thích trader mua vào, nhưng sau đó giảm trở lại xuống dưới kháng cự, làm cho những trader đã mua vào bị rơi vào trạng thái thua lỗ.
Bẫy giá tăng còn có thể xuất hiện tại điểm giao tiếp giữa giá và đường xu hướng giảm. Ban đầu, giá cắt lên đường xu hướng giảm, tạo cảm giác phá vỡ đường xu hướng và xoay chiều xu hướng từ giảm sang tăng, nhưng sau đó lại giảm xuống dưới đường xu hướng trở lại, khiến các trader mua vào khi giá phá vỡ đường xu hướng giảm bị mắt kẹt trong bẫy giá tăng – bull trap.
Vì sao bẫy giá tăng – bull trap – nguy hiểm với trader?
Bẫy giá tăng nguy hiểm vì nếu trader thiếu kinh nghiệm, họ sẽ dễ bị dính phải bẫy giá tăng và thua lỗ. Sau khi bẫy giá tăng diễn ra, giá có thể đảo chiều theo hướng giảm nhanh chóng. Trong trường hợp trader chưa kịp đặt lệnh dừng lỗ, trader có thể bị thua lỗ nhanh chóng.
Cách phòng ngừa bẫy giá tăng?
Một số cách phòng ngừa bẫy giá tăng:
Đặt dừng lỗ chặt chẽ ngay khi vào lệnh mua
Chờ tin hiệu xác nhận từ khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch lớn mới vào
Mô hình nến phá lên vùng kháng cự phải là Mô hình nến mạnh
Chờ cây nến tiếp diễn sau khi phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra bẫy giá tăng.
Ví dụ cách phòng ngừa bẫy giá tăng
Tại điểm 1, giá phá vỡ kháng cự với mô hình nến xấu + khối lượng giao dịch giảm ==> không nên giao dịch vì có thể mắc bẫy giá tăng
Tại điểm 2, giá phá vỡ kháng cự bằng 1 mô hình nến mạnh (bullish maruboz) + khối lượng giao dịch tăng mạnh ==> ít có khả năng bẫy giá tăng.
Tại điểm 3, giá phá vỡ kháng cự bằng mô hình nến mạnh và khối lượng giao dịch tăng. Sau đó còn có 1 nến tăng tiếp, tạo xác nhận cho đà tăng ==> ít có khả năng bẫy giá tăng.
Đọc thêm về chứng khoán phái sinh https://blogchungkhoannhadat.blogspot.com/
Nguồn tổng hợp
Post a Comment