Header Ads

test

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/5/2020

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/5/2020


Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 25/5 của các công ty chứng khoán.


Mục tiêu chốt lời của KSB tại xung quanh ngưỡng 25

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu KSB của Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương đang ở trong trạng thái tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị tốt và ổn định.

Phiên cuối tuần ngày 22/5, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu vượt ngưỡng cản tại giá 21 để chính thức phá vỡ xu hướng giảm dài hạn. Các chỉ báo xu hướng hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của KSB.

Tuy vậy, chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong đà tăng của mình. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của KSB nằm tại mốc 19.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh ngưỡng 25, cắt lỗ nếu mốc 18 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu GEG

CTCK Phú Hưng (PHS)

Với tham vọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, CTCP Điện Gia Lai (GEG) đã có kế hoạch xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy mới liên tục từ năm 2020 đến 2025.

Cụ thể, sẽ có thêm 151 MWp công suất lắp đặt mới được đưa vào hoạt động trong năm 2020. (2) Cơ chế chính sách hiện tại tạo điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với giá bán cạnh tranh và khả năng tiếp cận nguồn vốn. (3) Việc thiếu nước ở các hồ thủy điện gây khó khăn trong sản xuất theo kế hoạch đề ra cho năm 2020, sản lượng điện từ năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp phần thiếu hụt.

Định Giá và Khuyến Nghị: Sử dụng phương pháp EV/EBITDA và P/E mục tiêu lần lượt là 17.6x và 12.5x, chúng tôi cho rằng mức giá hợp lý đối với cổ phiếu GEG là 23,400 VNĐ/CP, khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu GEG, mức tăng trưởng là 10%.

Rủi ro: (1) Rủi ro về pháp lý có thể làm gián đoạn đà tăng trưởng và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp do các thay đổi về luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, (2) Sử dụng đòn bẩy cao tạo áp lực lớn lên dòng tiền trong điều kiện kinh doanh không thuận lơi; (3) Rủi ro pha loãng cổ phiếu; (4) Việc hoạt động sản xuất phụ thuộc lớn vào yếu tố tự nhiên không thể kiểm soát được (5) Chi phí phát sinh bất ngờ từ việc đền bù và cải tạo đất.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HDB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB). Mức giảm giá mục tiêu đến từ mức giảm 10% trong tổng thu nhập ròng dự báo cho giai đoạn 2020-2022. Trong báo cáo này, chúng tôi điều chỉnh tăng chi phí vốn thêm 1 điểm % lên 14,2% và cập nhật mô hình định giá đến giữa 2021.

Mức giảm trong thu nhập ròng dự báo chủ yếu đến từ dự báo thu nhập ngoài lãi (NOII) thấp hơn và giả định tỷ lệ xử lý nợ cao hơn với điều chỉnh tâp trung vào năm 2020.

Thu nhập ròng dự phóng 2020 giảm 15% so với dự báo trước đây của chúng tôi, đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (+1,5% YoY) do (1) mức giảm dự phóng 9% trong lợi nhuận trước dự phòng và (2) mức tăng 9% trong chi phí dự phòng dự phóng.

Chúng tôi kỳ vọng NIM sẽ tăng 37 điểm cơ bản YoY đạt 5,01%, đến từ (1) cải thiện đáng kể lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) tại ngân hàng mẹ từ nửa cuối 2019 và (2) tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) dự phóng tăng cho năm 2020. Chúng tôi dự phóng mức NIM hợp nhất trung bình đạt khoảng 5,1% trong giai đoạn 2021-2024.

Chúng tôi cho rằng định giá của HDB (vốn khá phù hợp với định giá các ngân hàng khác) là hấp dẫn với P/B dự phóng 2020 đạt 1,1 lần. HDB có đủ khoản đệm vốn theo quy định để tận dụng các cơ hội tăng trưởng. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B 2020 đạt 1,3 lần và so với P/B dự phóng 2020 cho VPB là 1,4 lần.

Rủi ro: (1) rủi ro thực hiện trong việc triển khai mảng thẻ tín dụng tại HDS; (2) gặp khó khăn trong kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng: (3) dịch COVID-19 kéo dài có thể dẫn đến tăng nợ xấu.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu SAB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi hạ khuyến nghị cho Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) từ mua còn khả quan. Trong khi chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng SAB sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh nhờ đội ngũ lãnh đạo mới, tiêu thụ bia nội địa đã giảm mạnh hơn dự kiến của chúng tôi do dịch COVID-19. Ngoài ra, việc các công ty lớn trong ngành triển khai nhiều hoạt động khuyến mãi hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ cải thiện biên lợi nhuận của SAB.

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 25% khi giảm 19-21% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2020-2022 do (1) điều chỉnh giảm 10%-14% dự báo doanh thu bia giai đoạn 2020-2022 và (2) điều chỉnh giảm 1,8-2,4 điểm phần trăm dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bia giai đoạn 2020-2022.

Chúng tôi đồng thời giảm 15% mức P/E mục tiêu cho SAB còn 28 lần nhằm phản ánh mức tăng 1 điểm phần trăm trong chi phí vốn chủ sở hữu 14,2% của chúng tôi. Mặt khác, giá mục tiêu của chúng tôi được hỗ trợ một phần từ việc chúng tôi đưa giá mục tiêu đến giữa năm 2021.

Giá mục tiêu của chúng tôi cho SAB tương ứng P/E dự phóng năm 2021 là 25,5 lần, phù hợp với giá trị trung bình 5 năm của trung vị P/E trượt của các công ty cùng ngành (các công ty cùng ngành đến từ các thị trường Châu Á mới nổi).

Theo kịch bản cơ sở của chúng tôi cho ngành bia, chúng tôi dự báo tổng sản lượng bán của ngành sẽ giảm 29% trong năm 2020 do Nghị định 100 mới về phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông và dịch COVID-19, sau đó ghi nhận mức phục hồi 19% trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp.

Sau khi giảm hơn 40% YoY trong quý 1/2020, chúng tôi giả định tổng sản lượng tiêu thụ sẽ giảm khoảng 25% YoY trong giai đoạn quý 2-4/2020 (bao gồm thời gian giãn cách xã hội tại các thành phố lớn của Việt Nam trong nửa đầu tháng 4).

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: thị trường bia thích nghi chậm đối với Thông Tư 100; doanh số và biên lợi nhuận thấp hơn dự kiến do cạnh tranh gia tăng.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VEA

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi hạ khuyến nghị cho Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) từ mua xuống khả quan do (1) giá cổ phiếu của VEA tăng mạnh 26% trong 1,5 tháng qua và (2) doanh số tháng thấp hơn dự kiến của ngành ô tô (4W) và xe máy (2W) tại Việt Nam.

Chúng tôi giảm giá mục tiêu 5% khi giảm trung bình 1% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2020-2022 và giảm 9% P/E mục tiêu của chúng tôi nhằm phản ánh mức tăng 1 điểm phần trăm trong dự báo chi phí vốn chủ sở hữu lên 14,2%. Các mức điều chỉnh này phần nào được bù đắp bởi việc gia hạn giá mục tiêu đến giữa năm 2021.

Chúng tôi giảm dự báo tăng trưởng doanh số xe du lịch (PC)/2W năm 2020 từ -20%/-5% xuống -25%/-7% khi các gián đoạn do dịch COVID-19 trầm trọng hơn dự kiến trước đây. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng doanh số PC/2W sẽ phục hồi sau đó với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2020-2022 đạt lần lượt 16%/2% từ mức cơ sở thấp năm 2020.

Giá mục tiêu của chúng tôi cho VEA tương ứng P/E dự phóng năm 2020/2021 đạt 9,2/8,4 lần, thấp hơn trung vị P/E của các công ty cùng ngành năm 2020/2021 là 10,7/9,5 lần, do VEA thiếu quyền kiểm soát đối với các công ty liên kết. Lợi suất cổ tức năm tài chính 2019/2020 lần lượt là 12,4%/12,9% (sẽ được thanh toán trong năm 2020/2021) tỏ ra hấp dẫn.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: nhu cầu xe máy và ô tô phục hồi thấp hơn dự kiến, cạnh tranh gia tăng trong thị trường ô tô, thay đổi chính sách cổ tức của VEA hoặc các công ty liên kết sẽ dẫn đến lợi suất cổ tức thấp hơn dự kiến.

Đọc thêm nha xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/

Theo Báo Đầu tư Chứng khoán

Không có nhận xét nào