Header Ads

test

Cách virus corona 'hạ gục' kinh tế thế giới

Cách virus corona 'hạ gục' kinh tế thế giới


Số người chết vì virus corona quá nhỏ để tác động đến kinh tế toàn cầu nhưng nỗi sợ mà nó gây ra lại đủ sức chao đảo thế giới.

"Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm trùng thường đau đớn hơn so với việc nhiễm trùng. Điều tương tự cũng đúng với dịch bệnh và nền kinh tế", tờ Wall Street Journal bình luận.

Bất ổn do nỗi sợ

Cũng như các cuộc tấn công khủng bố và khủng hoảng tài chính, dịch bệnh tạo ra sự bất ổn lan rộng và đôi khi là hoảng loạn. Các chính phủ và cá nhân thường phản ứng bằng tâm lý sốc, khuếch đại tác động kinh tế toàn cầu của nó. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào thứ hai (26/2), do lo ngại virus lây lan sang các nước khác, là ví dụ.

Những ngày giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones trong 3 năm qua. Đồ họa: CNBC

Chỉ dựa trên các tác động sức khỏe, virus corona không phải là vấn đề lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Tính đến 26/2, nó đã giết chết 2.618 người, chủ yếu ở Trung Quốc, nơi tỷ lệ nhiễm mới dường như đã lên đến đỉnh điểm. Để so sánh, trận động đất Tứ Xuyên vào tháng 5/2008 đã giết chết hơn 69.000 người mà không để lại bất kỳ dấu vết đáng chú ý nào về sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Sự khác biệt là độ rộng và mức độ nghiêm trọng của một thiệt hại do động đất có giới hạn và rõ ràng hơn nhiều so với virus. Và trong trường hợp này, các quan chức Trung Quốc không có cách nào khác. Họ đã phải "nhốt "60 triệu người ở tỉnh Hồ Bắc, khiến hoạt động kinh tế bị đình trệ.

Mỹ đã cảnh báo công dân không đi đến Trung Quốc và cấm nhập cảnh bất kỳ người nào không mang quốc tịch Mỹ đã đến Trung Quốc trong 14 ngày qua. Ở Hàn Quốc, căn bệnh này, cho đến nay đã giết chết ít người hơn là chết vì cúm trong một ngày. Tuy nhiên, lượt khách đến các rạp chiếu phim trong cả nước đã giảm 38% so với một năm trước đó. "Nỗi sợ virus đang lan rộng khắp cả nước, với tốc độ nhanh hơn nhiều so với chính virus", chuyên gia Citigroup nhận định.

Thiếu kinh nghiệm ứng phó

Do dịch bệnh, thay vì hỗ trợ thông thường, nhiều quốc gia siết chặt biên giới. Các nhà chức trách dễ dàng quyết định nâng rào cản thương mại và du lịch để kiểm soát lây lan. Do đó, virus corona chính là bước lùi của toàn cầu hoá. Các nhà dịch tễ học nói rằng không có tiền lệ cho một phản ứng quyết liệt như vậy.

"Theo tuyền thống về sức khỏe cộng đồng, những can thiệp mà chúng ta biết có tác dụng làm chậm bệnh là những thứ như chẩn đoán, cách ly tại nhà hoặc trong bệnh viện, bảo vệ nhân viên y tế...", Tom Inglesby, Giám đốc Trung tâm An ninh Y tế tại Đại học Johns Hopkins cho biết. "Các biện pháp quy mô lớn như Trung Quốc làm là điều chưa có tiền lệ", ông nhận xét.

Chợ hải sản tại Vũ Hán, Trung Quốc bị đóng cửa. Ảnh: Simon Song

Vì lịch sử nhân loại chưa có dữ liệu về những can thiệp vĩ mô như khóa chặt một thành phố, cấm đi du lịch từ một phần của đất nước, hoặc từ một quốc gia hoàn toàn nên cho đến nay các hiệu quả và hậu quả tiêu cực chỉ là hàng loạt phỏng đoán.

"Chúng ta chuyển từ sự tự tin đến hoảng loạn và hành động không dựa trên bằng chứng nên gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế", Lawrence Gostin, Giám đốc của Viện O'Neill về Luật Sức khỏe Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown nói.

Theo ông, cách ly những người Mỹ đang ở trong một khu vực truyền nhiễm như tàu du lịch là hợp lý. Tuy nhiên, một lệnh cấm du lịch với tất cả công dân nước ngoài và có thể dễ dàng mở rộng mà không cần thông báo trước làm thiệt hại đến kinh tế và du lịch.

Goldman Sachs dự đoán kinh tế Mỹ quý I/2020 mất 0,8 điểm phần trăm do thiệt hại từ việc du lịch giảm, xuất khẩu và gián đoạn chuỗi cung ứng. Peter Berezin, Chiến lược gia trưởng toàn cầu tại BCA Research, ước tính tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm về 0 trong quý hiện tại và sau đó tăng trở lại, với mức thiệt hại tăng trưởng cả năm là 0,5 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, hai ước tính tác động của dịch Covid-19 này và nhiều dự báo khác đến nay cũng chỉ là phỏng đoán.

'Hết cách' cứu chữa

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể phản ứng với nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái (nếu có) do dịch bệnh bằng cách cắt giảm lãi suất. Các quan chức Fed đang theo dõi tình hình, cảnh giác hành động trước các bằng chứng về thiệt hại kinh tế. Họ hiện giữ quan điểm bất kỳ ảnh hưởng nào cũng chỉ là tạm thời.

Ngay cả khi họ cắt giảm lãi suất, hiệu quả sẽ bị hạn chế. Cắt giảm lãi suất thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, nhưng vấn đề bây giờ là liệu công nhân và doanh nghiệp có thể cung cấp chúng hay không.

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, kinh tế Mỹ lao dốc bởi nỗi sợ bị khủng bố nhiều hơn. Fed ra tay bằng cách cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, niềm tin chỉ khôi phục dần khi không còn cuộc tấn công tương tự nào một thời gian sau đó, chứ không phải chính sách tiền tệ. Tương tự, Fed đã cắt giảm lãi suất sau khi Lehman Brothers sụp đổ hồi 2008. Nhưng rồi, cũng phải mất một gói cứu trợ liên bang để chấm dứt sự hoảng loạn.

Một vấn đề khác là trong cả năm 2001 và giai đoạn suy thoái 2007-2008, Fed đã cắt giảm khoảng 5 điểm phần trăm. Hiện tại, họ có thể cắt giảm tối đa 1,75 điểm phần trăm trước khi chạm 0.

Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách các nước sẽ phản ứng với biến động kinh tế toàn cầu trong đợt dịch này thế nào cũng là ẩn số. Mỹ và các đồng minh đã hợp tác vào năm 2001 để đánh bại al-Qaeda và năm 2008 để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính. Ngày nay, tinh thần hợp tác đó đã bị đe doạ bởi các cuộc chiến thương mại và sự sẵn sàng hành động hơn phương của Mỹ.

Đọc thêm về https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-50-mau-biet-thu-mai-thai-dep-nhat.html

Theo Wall Street Journal

Không có nhận xét nào