Header Ads

test

Một năm 'tốn CEO' của các hãng gọi xe

Một năm 'tốn CEO' của các hãng gọi xe


Trong vòng một năm qua, CEO cả 3 hãng gọi xe có thị phần lớn nhất Việt Nam là Grab, Go-Viet và be đều rời "ghế nóng".

Thị trường gọi xe vừa trải qua một năm kịch tính, không chỉ ở cuộc đua thu hút người dùng mà còn với chuyện nhân sự cấp cao ở nội bộ các công ty. Tại 3 đơn vị có thị phần lớn nhất theo nghiên cứu của ABI Research là Grab, be và Go-Viet, các CEO lần lượt rời ghế vì lý do khác nhau.

Cuối tháng 3/2019, Go-Viet xác nhận việc ông Nguyễn Vũ Đức và bà Nguyễn Bảo Linh đồng loạt rờivị trí  tổng giám đốc và phó tổng giám đốc phụ trách phát triển. Đây chính là hai nhân vật chủ chốt, vốn được Go-Jek tuyển chọn để xây dựng Go-Viet tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Vũ Đức và bà Nguyễn Bảo Linh xuất hiện khi Go-Viet ra mắt tại Hà Nội vào tháng 9/2018. Ảnh: Go-Viet

Đến gần cuối tháng 4/2019, Go-Viet bổ nhiệm bà Lê Diệp Kiều Trang vào vị trí tổng giám đốc. Bà Trang có thành tích nổi bật và nổi tiếng trong giới công nghệ với vai trò Tổng giám đốc Fossil Việt Nam và Giám đốc Facebook Việt Nam. Tuy nhiên, bà Trang ở vị trí này chỉ trong khoảng 5 tháng, với lý do được Go-Việt xác nhận là không tìm sự đồng thuận.

"Chúng tôi luôn đặt những kế hoạch và dự định kinh doanh hiệu quả nhất với từng thời kỳ lãnh đạo. Tuy nhiên, sau 5 tháng làm việc tại Go-Viet, bà Lê Diệp Kiều Trang (Christy Le) đã quyết định chọn một hướng đi khác. Chúng tôi đã luôn nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận giữa các bên nhưng không có kết quả như mong đợi", Go-Viet cho biết. Sau sự ra đi của bà Trang, Go-Viet vẫn khuyết vị trí CEO cho đến nay.

Đến cuối năm, thị trường gọi xe lại tiếp tục đón tin bất ngờ khi Tổng giám đốc Be Group Trần Thanh Hải thôi chức sau 1,5 năm gắn bó từ ngày đầu thành lập. Theo Be Group, ông Hải rời đi vì lý do cá nhân. 

Trong thư tạm biệt gửi nhân viên, ông Hải cũng chia sẻ, không thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò CEO nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn cho hội đồng quản trị. Sau biến động này, bà Nguyễn Hoàng Phương, giám đốc vận hành giữ vị trí quyền tổng giám đốc công ty.

Ông Trần Thanh Hải. Ảnh: Be Group

Theo những người trong ngành, vị trí CEO trong các công ty gọi xe thực sự là "ghế nóng". Họ có thể phải ra đi nếu không làm được 3 mục tiêu cùng lúc là giữ chân tài xế, hài lòng khách hàng và duy trì tăng trưởng. 

Tuy nhiên, vấn đề khó hơn là đôi khi họ không được tự quyết định chiến lược để thực hiện các mục tiêu này, vì công ty mẹ hay nhà đầu tư không trao quyền đầy đủ. Điều này dẫn đến bất đồng quan điểm. Hoặc một lý do khác là họ không đạt được mục tiêu công ty mẹ hay nhà đầu tư đề ra trong thời hạn nhất định.

"Vị trí này cần người vừa hiểu được công nghệ, vừa quen với môi trường làm việc công ty, vừa có tư duy tầm nhìn chiến lược. Do đó, nếu tuyển từ startup công nghệ khác thì cũng có khả năng không đạt được tầm nhìn chiến lược, không chịu nổi áp lực của nhà đầu tư và công ty mẹ", một nhân sự có kinh nghiệm trong ngành tuyển dụng nhận xét.

Cùng với Go-Viet và Be Group, Grab cũng có sự thay đổi nhân sự giai đoạn nửa cuối 2019 đầu 2020 nhưng là cuộc chuyển giao quyền lực có kế hoạch. Sau 3 năm dẫn dắt Grab Việt Nam, ông Jerry Lim quay về Singapore nhận trí Giám đốc Vùng, quản lý bộ phận Trải nghiệm Khách hàng khu vực Đông Nam Á. 

Ông Jerry Lim. Ảnh: Grab

Vị trí dẫn dắt Grab được trao lại cho bà Nguyễn Thái Hải Vân, cựu Phó chủ tịch phụ trách ngành hàng chăm sóc cá nhân của Unilever Việt Nam. Bà Vân gia nhập Grab từ tháng 11/2019 và sẽ chính thức là Giám đốc điều hành 1/2 tới.

Trả lời báo giới, bà Vân giải thích rằng việc củng cố lại bộ máy lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam đã nằm trong kế hoạch dài hạn của Grab. "Ba năm qua, họ đặt mục tiêu đưa ra người lãnh đạo rất hiểu người Việt, hiểu tâm tư, nguyện vọng của người Việt", bà Vân nói.

Bình luận về quyết định thay người của Grab, chuyên gia một hãng tuyển dụng nói rằng bà Vân là một lựa chọn dễ hiểu. Thị trường gọi xe Việt Nam cho đến nay vẫn cạnh tranh cao và nhiều biến động. Trong khi đó, lĩnh vực tiêu dùng nhanh mà bà Vân "chinh chiến" 17 năm qua cũng nổi tiếng là rất "khó nhằn".

"Các đối thủ của Grab hay 'chơi lớn', đầu tư vào chiến lược giá, chến lược khuyến mại, tiếp thị thời điểm. Vì vậy, họ cần người linh hoạt thích ứng để phản hồi các chiêu 'bất chấp' của đối thủ nhưng vẫn phải bền vững. Người như vậy thì chỉ có thể kéo từ ngành tiêu dùng nhanh sang", vị chuyên gia nói. Ngoài ra, Grab đang hướng đến nền tảng đa sản phẩm, dịch vụ nên những người có kinh nghiệm ở các tập đoàn đa quốc gia, kinh doanh dải sản phẩm rộng là hợp lý. Đọc thêm https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-noi-that-ban-ghe-sofa-hot-nhat-2020.html

Theo vnexpress

Không có nhận xét nào