Ngân hàng Nhà nước chặn cuộc đua trái phiếu doanh nghiệp
Các nhà băng bị cấm mua trái phiếu để "đảo nợ" cho doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát chặt đầu tư vào tổ chức kinh doanh bất động sản.
Yêu cầu "siết" vốn đầu tư vào trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau khi thấy hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một vài ngân hàng có số dư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh; đầu tư nhiều vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản trong khi thị trường chưa phục hồi vững chắc.
Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-mat-bang-nha-pho-dep.html
Theo vnexpress
Yêu cầu "siết" vốn đầu tư vào trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau khi thấy hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một vài ngân hàng có số dư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh; đầu tư nhiều vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản trong khi thị trường chưa phục hồi vững chắc.
Do đó, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu các nhà băng rà soát hoạt động này, đặc biệt là việc đầu tư hoặc tăng quy mô vốn cho các tổ chức phát hành trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Các ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu nhằm cơ cấu lại khoản nợ của doanh nghiệp phát hành, đồng thời phải có biện pháp giám sát sau cho vay, hạn chế nợ xấu phát sinh.
Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán và các thành viên thị trường, trong nửa đầu năm đã có khoảng 3 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó ngân hàng và bất động sản là hai chủ thể chính. Cuộc đua phát hành trái phiếu được đẩy nhanh không chỉ gia tăng về quy mô, mà mức lãi suất cũng lên cao đột biến.
Trong khi phát hành trái phiếu của các nhà băng chỉ dao động quanh 7-8%, thì trái phiếu những doanh nghiệp bất động sản chào lãi suất 11-13%, cá biệt có những đợt phát hành gần 14,5%. Phần lớn được thực hiện bằng hình thức riêng lẻ, không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo.
Theo các chuyên gia, lý do khiến các công ty bất động sản đẩy mạnh kênh trái phiếu "tín chấp" là quy định phát hành được "nới lỏng" hơn trước (phát hành riêng lẻ) và việc siết vốn kênh tín dụng khiến các công ty phải tìm nguồn thay thế. Tuy nhiên, việc "tăng nóng" cũng được nhận định tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi mức độ minh bạch và việc xếp hạng tín nhiệm vẫn chưa rõ ràng.
Một số chuyên gia kinh tế cũng nêu nghi ngại bởi "chi phí vốn đầu vào quá cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một tỷ suất sinh lời cao hơn", nhưng thực hiện điều này trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay rất khó.
Theo vnexpress
Post a Comment