Header Ads

test

Rủi ro gì cho Việt Nam trong căng thẳng thương mại Nhật - Hàn?

Nằm trong chuỗi giá trị điện tử toàn cầu, Việt Nam có thể bị giảm cán cân thương mại do căng thẳng Nhật Bản - Hàn Quốc, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ không lớn.

Trà My – du học sinh Việt Nam thường tới cửa hàng Uniqlo ở khu mua sắm Myeongdong (Seoul, Hàn Quốc) cuối tuần và chen chân trong những hàng dài chờ thanh toán. Nhưng vài cuối tuần gần đây, Trà My không cần phải xếp hàng vì cửa hàng vắng tanh dù đang đúng mùa sale. Đây là hệ quả của chiến dịch tẩy chay hàng Nhật mà người Hàn phát động sau khi Tokyo ra lệnh hạn chế xuất khẩu 3 loại vật liệu quan trọng trong sản xuất sản phẩm bán dẫn cho Seoul.

Việc tẩy chay không dừng ở Hàn Quốc. Tại Hà Nội, Tú Anh, một nhân viên văn phòng đã rất bất ngờ khi tới siêu thị K-Market ở Tố Hữu tìm mua một loại trà Nhật nhưng bị từ chối. Nhân viên ở đây chỉ cho anh tờ thông báo toàn hệ thống đã ngừng bán mặt hàng xuất xứ Nhật từ đầu tháng 8. K-Market là chuỗi chuyên phục vụ khách Hàn sống tại Việt Nam. Ngoài các sản phẩm chủ lực từ Hàn Quốc, siêu thị trước bán cả hàng xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan...


Trong một nghiên cứu vừa công bố, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, hoạt động sản xuất, xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các mặt hàng có liên quan đến chất bán dẫn và màn hình như máy vi tính, điện thoại và máy ảnh chiếm khoảng 35% tổng xuất khẩu; điện thoại linh kiện chiếm 20%. "Do vậy, khi xuất khẩu các mặt hàng này bị ảnh hưởng, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có thể giảm". VDSC nhận xét.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng năm 2019, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với gần 3 tỷ USD, tăng 6,4%. Xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hàn Quốc đạt gần 1,6 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập 10,2 tỷ USD máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Hàn Quốc, tăng 3% so với cùng kỳ. Và hơn 2,5 tỷ USD điện thoại, linh kiện từ xứ sở kim chi.

Chưa kể, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 4 trong các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam 7 tháng đầu năm nay, với tổng vốn đầu tư lần lượt 3,1 tỷ và 2,25 tỷ USD.

Sản xuất điện thoại di động tại Công ty Samsung Việt Nam. Ảnh: AP

Không chỉ có vai trò với xuất khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam, các mặt hàng điện tử cũng đóng góp không nhỏ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo – động lực tăng trưởng chính những năm gần đây của Việt Nam. Riêng Samsung đã tạo ra hơn 160.000 việc làm cho người lao động tại Việt Nam. Doanh nghiệp này hiện tìm kiếm nguồn cung thay thế và cho biết họ không có ý định giảm hoạt động sản xuất chip.

Tuy nhiên, CEO bộ phận Kinh tế toàn cầu và nghiên cứu thị trường, Ngân hàng UOB Singapore - ông Suan Teck Kin lại có phần lạc quan hơn. Ông cho rằng, xung đột thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc chủ yếu là quan hệ chuỗi cung ứng một sản phẩm nhất định, nên tác động sẽ không rộng như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Khi Mỹ hoặc Trung Quốc áp thuế lên hàng hoá của nhau thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, sản xuất và người dân toàn cầu - người tiêu dùng cuối cùng. Còn căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc với tính chất thiên về quan hệ chuỗi cung ứng, có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp Hàn Quốc, cụ thể là tập đoàn Samsung, trong lĩnh vực điện tử, sản xuất chất bán dẫn. Nhưng với khả năng dự trữ lượng hàng trong 3-9 tháng, các doanh nghiệp này có thể vượt qua và tránh được rủi ro thấp nhất từ sức ép xung đột. 

Ông Harry Loh - Tổng giám đốc ngân hàng UOB Việt Nam cũng cho rằng, căng thẳng Hàn Quốc - Nhật Bản có thể chỉ giới hạn trực tiếp đến hai quốc gia này. Samsung là một trong những nhà đầu tư lớn và Việt Nam chiếm 20% xuất khẩu của Samsung ra nước ngoài nhưng hoạt động của họ tương đối độc lập khi ở mỗi thị trường là một pháp nhân riêng.

Vì thế, theo ông Harry Loh, "ảnh hưởng căng thẳng Hàn Nhật nếu có đến Samsung cũng sẽ chỉ tác động đến một số bộ phận và không mang tính toàn cầu".

Dù vậy, trước tình hình căng thẳng giữa Nhật Bản - Hàn Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Tiến sĩ Võ Trí Thành lưu ý, Việt Nam cần cẩn trọng theo dõi, đánh giá tình hình để có giải pháp ứng phó. Ngoài đa dạng hoá đối tác, thị trường, việc tận dụng các FTA, tăng quản trị rủi ro trong nước cũng là giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài trước các cuộc thương chiến thương mại quốc tế, khu vực. xem thêm bảo hiểm đai i chi https://baohiemlienviet.com/

Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/nhung-mau-thiet-ke-tu-bep-dep.html

Theo vnexpress

Không có nhận xét nào