6 lí do khiến Tổng thống Donald Trump trở thành 'quí nhân' cho đồng bitcoin
Nhiệm kì của Tổng thống Donald Trump được đánh dấu bằng rất nhiều sự kiện quan trọng và đồng bitcoin cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của ông.
Gần đây nhất, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ trên Twitter cá nhân rằng bản thân không thích đồng bitcoin nhưng có vẻ như các thành viên của Quốc hội hiện đang nhận ra rằng họ sẽ không thể thực hiện lệnh cấm đối với loại tài sản tiền điện tử.
Trong nhiệm kì của mình, Tổng thống Trump đã có nhiều động thái và ảnh hưởng gián tiếp nhưng mạnh mẽ tới giá trị đồng tiền điện tử bitcoin cũng như giới đầu tư tiền ảo. Chuyên gia tiền điện tử của Forbes đã có chùm bài viết phân tích 6 lí do khiến Tổng thống Donald Trump trở thành 'quí nhân' cho đồng bitcoin
1. Mối quan hệ với Nga
Kì bầu cử Mỹ năm 2016 đã dính phải nhiều cáo buộc can thiệp kết quả liên quan tới tình báo Nga. Các hồ sơ email (DNC) - một phần quan trọng trong vụ việc - đã được WikiLeaks xuất bản và là nơi có mối quan hệ đặc biệt với đồng bitcoin.
Bộ Tư pháp Mỹ cuối cùng lên tiếng cáo buộc chính phủ Nga đã sử dụng đồng bitcoin để tài trợ cho một số hoạt động liên quan đến vụ việc DNC. Cụ thể, một nhóm hacker người Nga được cho là đã sử dụng đồng tiền này để thực hiện các khoản thanh toán.
Điệp viên NSA nổi tiếng Edward Snowden cũng từng tiết lộ đã sử dụng bitcoin để thanh toán chi phí thuê máy chủ khi cung cấp tài liệu cho các nhà báo vào năm 2013.
Việc liên quan đến các lùm xùm chính trị lớn đã khiến sự hấp dẫn của đồng bitcoin trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đừng quên người khởi xướng mọi căng thẳng ấy là Tổng thống Trump.
Xem thêm mẫu thiết kế nhà xinh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Gần đây nhất, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ trên Twitter cá nhân rằng bản thân không thích đồng bitcoin nhưng có vẻ như các thành viên của Quốc hội hiện đang nhận ra rằng họ sẽ không thể thực hiện lệnh cấm đối với loại tài sản tiền điện tử.
Trong nhiệm kì của mình, Tổng thống Trump đã có nhiều động thái và ảnh hưởng gián tiếp nhưng mạnh mẽ tới giá trị đồng tiền điện tử bitcoin cũng như giới đầu tư tiền ảo. Chuyên gia tiền điện tử của Forbes đã có chùm bài viết phân tích 6 lí do khiến Tổng thống Donald Trump trở thành 'quí nhân' cho đồng bitcoin
1. Mối quan hệ với Nga
Kì bầu cử Mỹ năm 2016 đã dính phải nhiều cáo buộc can thiệp kết quả liên quan tới tình báo Nga. Các hồ sơ email (DNC) - một phần quan trọng trong vụ việc - đã được WikiLeaks xuất bản và là nơi có mối quan hệ đặc biệt với đồng bitcoin.
Bộ Tư pháp Mỹ cuối cùng lên tiếng cáo buộc chính phủ Nga đã sử dụng đồng bitcoin để tài trợ cho một số hoạt động liên quan đến vụ việc DNC. Cụ thể, một nhóm hacker người Nga được cho là đã sử dụng đồng tiền này để thực hiện các khoản thanh toán.
Điệp viên NSA nổi tiếng Edward Snowden cũng từng tiết lộ đã sử dụng bitcoin để thanh toán chi phí thuê máy chủ khi cung cấp tài liệu cho các nhà báo vào năm 2013.
Việc liên quan đến các lùm xùm chính trị lớn đã khiến sự hấp dẫn của đồng bitcoin trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đừng quên người khởi xướng mọi căng thẳng ấy là Tổng thống Trump.
Tổng thống Trump có mối liên quan mật thiết với đồng Bitcoin? - Ảnh: Forbes
2. Cambridge Analytica
Vụ bê bối Cambridge Analytica trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho người dùng toàn thế giới về độ bảo mật của dữ liệu cá nhân đối với các chính phủ và tập đoàn thông qua internet.
Tương tự với việc giới hạn loại dữ liệu được gửi tới Google, Facebook và các ông lớn công nghệ khác, một số điểm bán bitcoin đang giới hạn mức độ truy cập và kiểm soát các tổ chức tài chính lớn.
Nói cách khác, quan tâm nhiều hơn đến quyền riêng tư trực tuyến và bảo vệ dữ liệu cá nhân là điều tốt cho bitcoin để dẫn tới tương lai hợp thức hóa trong ngành tài chính.
Tổng thống Donald Trump sẽ rất thích điều này khi tài khoản mạng xã hội của ông luôn là một nơi thu hút sự chú ý và đã gây ra khá nhiều rắc rối truyền thông cho ông.
3. Đàn áp thị trường Darknet
Một sự cố thứ ba kết nối Trump với bitcoin là việc ông tập trung vào việc đóng cửa các thị trường Darknet. Theo cựu Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions, Tổng thống Trump đã ra lệnh cho nhiều nhóm đặc vụ chuyên nghiệp theo dõi các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia trên mạng Internet như AlphaBay và Hansa.
Hoạt động của thị trường Darknet đã tiếp tục phát triển kể từ khi AlphaBay và Hansa ngừng hoạt động vào năm 2017.
Dù đó là bê bối trong cuộc bỏ phiếu về bitcoin, khủng hoảng Cambridge Analytica hay các trang Dark net, người dùng internet đang phải cân nhắc kĩ hơn về các hoạt động trực tuyến của mình.
Trong khi đó, Tổng thống Trump đã cho thấy bản thân ông luôn phản ứng với các sự kiện liên quan đến bitcoin lớn nhất trong vài năm qua.
4. Chiến tranh tiền tệ
Mặc dù từng lên tiếng chế giễu việc sử dụng lãi suất thấp và nới lỏng định lượng, Tổng thống Trump gần đây đã kêu gọi giảm giá đồng USD và thậm chí đe dọa sẽ sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell.
Tất nhiên, như nhiều chuyên gia tài chính dự đoán, Chính phủ Mỹ cuối cùng sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc loại bỏ thói quen chi tiêu ngoài tầm kiểm soát của mình vì dường như chứng nghiện tiền của người nộp thuế là không thể thay đổi.
Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ lỏng lẻo trên toàn thế giới và sự kiện giảm một nửa lượng bitcoin lưu thông diễn ra vào năm tới được mô tả là cơn bão hoàn hảo. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục cuộc đua giảm giá đồng tiền, giới đầu tư sẽ tìm kiếm các tài sản thay thế như vàng và bitcoin.
5. Cảnh báo ngăn chặn chuyển tiền quốc tế
Đây là ví dụ hoàn hảo về lý do tại sao một phương tiện thanh toán điện tử không qua kiểm duyệt là xu hướng tất yếu khi Tổng thống Trump cảnh báo sẽ hạn chế khả năng giao dịch tiền tệ quốc tế của người dân Mỹ.
Ông Trump thậm chí đã sử dụng yếu tố này làm lợi thế tranh cử trong năm 2016 với kế hoạch hạn chế dòng kiều hối gửi đến Mexico nhằm buộc chính phủ Mexico chi trả cho bức tường biên giới giữa hai nước.
Đáng chú ý, công ty khai thác bitcoin Genesis Mining đã chế nhạo Tổng thống Trump bằng một chiến dịch quảng cáo sau những tuyên bố đó.
Nếu điều này trở thành sự thật, các đồng tiền điện tử không qua kiểm soát như Bitcoin có thể là lựa chọn hàng đầu cho những người muốn tránh mọi giới hạn hay rào cản khi gửi tiền ra nước ngoài để giao dịch hay quyên tặng.
6. Chống công nghệ mã hóa đầu cuối
Việc thúc đẩy chống mã hóa đầu cuối (End-to-end Encryption) từ nhiều cơ quan chính phủ Mỹ trong năm nay có thể là ví dụ điển hình nhất về việc Tổng thống Trump đã gián tiếp tăng giá bitcoin như thế nào.
Trong tháng 6/ 2019, Tổng chưởng lí Mỹ William Barr và Giám đốc FBI Christopher Wray đều có những phát ngôn tiêu cực về các ứng dụng bao gồm mã hóa đầu cuối. Một số ủy ban thậm chí đề xuất lệnh cấm hoàn toàn việc sử dụng mã hóa đầu cuối.
Những khó khăn liên quan đến việc thực hiện thành công lệnh cấm Bitcoin cũng khiến một nhà kinh tế cho rằng cách tốt nhất để các chính phủ tiêu diệt Bitcoin có thể là trực tiếp cạnh tranh với nó.
Những tuyên bố chống mã hóa từ các quan chức chính phủ là dấu hiệu khác cho thấy cả chính phủ và cả những gã khổng lồ công nghệ lớn đều muốn truy cập và kiểm soát thông tin tài chính cá nhân. Trong bối cảnh đó, Bitcoin là lựa chọn duy nhất để đạt tới chủ quyền tài chính thực sự.
Xem thêm mẫu thiết kế nhà xinh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Post a Comment