Header Ads

test

Giá vàng hôm nay 19/6/2020: Cập nhật mới nhất

Giá vàng hôm nay 19/6/2020: Cập nhật mới nhất


- Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.

Giá vàng thế giới ngày 19/6 tiếp tục có phiên giao dịch giảm do căng thẳng địa chính trị leo thang và đại dịch Covid bùng phát ở nhiều nơi.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco hôm nay giao dịch ở mức 1.723,70 - 1.724,70 USD/ounce.
Giá vàng kỳ hạn tháng 8 cuối cùng đã giảm 6,20 USD/ounce xuống mức 1.729,40 USD/ounce.


Giá vàng hôm nay cao hơn 34,0% tương đương 436 USD/ounce so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng trong nước.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 18/6, Công ty SJC TPHCM niêm yết giá vàng ở mức 48,37 triệu đồng/lượng mua vào- 48,70 triệu đồng/lượng bán ra.

Hiện, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 48,37 triệu đồng/lượng mua vào và 48,72 triệu đồng/lượng bán ra.

Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 48,40 triệu đồng/lượng mua vào và 48,60 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng giảm do giới đầu tư đánh cược vào triển vọng hồi phục nhanh hơn của nền kinh tế Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/6 khẳng định Mỹ sẽ không đóng cửa các doanh nghiệp một lần nữa, bất chấp một số bang ở nước này ghi nhận số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gia tăng.

Giá vàng giảm còn do căng thẳng địa chính trị leo thang và đại dịch Covid bùng phát ở nhiều nơi. Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump kiên định với việc không đóng cửa trở lại nền kinh tế.
Căng thẳng Ấn Độ và Trung Quốc vẫn ở mức cao với nhiều cuộc biểu tình nổ ra tại Ấn Độ sau vụ đụng độ đẫm máu trong đêm 16/6 giữa các lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng biên giới Himalaya. Tuy nhiên, hai bên đang cố giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại. Sự hạ nhiệt căng thẳng tại biên giới Ấn-Trung đã khiến cầu đầu tư vào vàng giảm.


Ngoài ra, ngân hàng Trung ương Anh BoE vừa quyết định bơm thêm 100 tỷ bảng Anh tương đương 126 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế đang chịu tác động của đại dịch Covid-19 sau cuộc họp chính sách ngày 18/6 và BoE cũng giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục là 0,1%.

Hiện chỉ số đô la Mỹ cao hơn, trong khi đó, giá dầu thô Nymex cũng tăng và giao dịch quanh mức 38,75 USD/thùng. Lợi tức trên điểm chuẩn 10 năm của Kho bạc Hoa Kỳ hiện ở mức khoảng 0,7%.
Dài hạn hơn, giá vàng được dự báo tiếp tục đi lên, khi căng thẳng tại bán đảo Triêu Tiên sau khi Bình Nhưỡng cho phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều ở biên giới hai nước, đại dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều khu vực trong đó có Bắc Kinh, cùng với khả năng Ấn Độ trừng phạt kinh tế Trung Quốc… có thể là các yếu tố kéo giá vàng đi lên trở lại.

Hơn thế, các nước vẫn không ngừng bơm tiền vào nền kinh tế giống như ngân hàng Trung ương Anh BoE vừa làm khiến các đồng tiền suy yếu và qua đó đẩy giá vàng đi lên.
Cự Dự trữ Liên bang Mỹ và ngân hàng trung ương các nước đang khiến giới đầu tư đánh cược vào sự gia tăng thanh khoản trên các thị trường và qua đó kéo giá cổ phiếu đi lên, bất chấp doanh nghiệp suy yếu. Nó có thể sẽ tạo ra những bong bóng tài sản lớn chưa từng có.

Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên trái chiều

Các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 18/6, sau khi số liệu cho thấy có trên 1,5 triệu lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước.

Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 39,51 điểm, hay 0,15%, xuống 26.080,1 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,85 điểm (0,06%) lên 3.115,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,52 điểm (0,33%) lên 9.943,05 điểm.


Bảy trong 11 lĩnh vực chủ chốt của chỉ số S&P 500 chốt phiên giảm điểm, với bất động sản giảm mạnh nhất (1,34%). Lĩnh vực năng lượng tăng 1,19%, và là nhóm tăng mạnh nhất.

Bộ Lao động Mỹ ngày 18/6 công bố báo cáo cho thấy, có 1,508 triệu lao động đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/6, giảm nhẹ so với con số 1,566 triệu của tuần trước đó.

IfW: Kinh tế Đức sẽ giảm 6,8% trong năm 2020

Theo ước tính của Viện kinh tế thế giới Kiel của Đức (IfW), kinh tế Đức sẽ thiệt hại hơn 390 tỷ euro trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo IfW, Tổng sản phẩm quốc hội (GDP) của Đức sẽ giảm 6,8% trong năm 2020, mức giảm lớn nhất kể từ khi Cộng hòa liên bang Đức được thành lập.

Nhật báo Frankfurter dẫn lời chuyên gia kinh tế đánh giá rằng, Đức đang rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc và GDP của nước này có thể sẽ giảm trong khoảng từ 6,3 đến 7% trong năm nay. Ngoài ra, hiện vẫn chưa rõ liệu sẽ có làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai hay không.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của Kiel và Giám đốc kinh tế Stefan Kooths cảnh báo, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chạm đáy vào tháng Tư. Với các biện pháp nới lỏng bắt đầu vào tháng Năm, các công ty cũng đã nhanh chóng bù đắp một số tổn thất trong sản xuất.

Tuy nhiên, sự phục hồi hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng sẽ phải mất một thời gian. Mặt khác, các quốc gia là khách hàng của Đức cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, do đó xuất khẩu cũng chỉ nên tăng dần trở lại.


Truyền thông Đức dẫn số liệu của Văn phòng Thống kê liên bang cho biết cuộc khủng hoảng COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của Đức. Doanh thu quý I/2020 của các công ty du lịch và lữ hành cũng như các nhà cung cấp dịch vụ đặt phòng khác đã giảm khoảng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan này nhấn mạnh "Đây là sự sụt giảm doanh số lớn nhất trong ngành du lịch kể từ năm 2008".

Việc nới lỏng các quy định về du lịch mới đây có thể mang lại sự thúc đẩy cho ngành này hay không phụ thuộc vào việc đi lại và chi tiêu của người dân Đức. Theo thống kê năm 2018, gần 1/5 số hộ gia đình ở Đức đã chi cho các chuyến du lịch trọn gói với khoản kinh phí trung bình 1.000 euro. Ngành du lịch có khoảng 13.300 công ty với khoảng 110.000 nhân viên vào năm 2018.

Đọc thêm công ty nha xinh center

Theo Thethaovanhoa

Không có nhận xét nào