Header Ads

test

Khủng hoảng mới của tỷ phú đầu tư Nhật Bản sẽ bùng nổ ở Ấn Độ

Khủng hoảng mới của tỷ phú đầu tư Nhật Bản sẽ bùng nổ ở Ấn Độ


Hàng loạt startup Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng tiếp nhận quá nhiều vốn đầu tư, từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD, và mức định giá được thổi lên trời tương tự “cú lừa” WeWork.

Theo Nikkei Asian Review, năm 2014 Kunal Bahl và Rohit Bansal, đồng sáng lập startup thương mại điện tử Snapdeal có trụ sở ở New Delhi, đến Tokyo (Nhật Bản). Snapdeal khi đó vừa trải qua một quãng thời gian đầy khó khăn nhưng phục hồi và thu hút 850 triệu USD tiền đầu tư từ nhiều đại gia, bao gồm Temasek, Ratan Tata và Intel.

Thậm chí eBay đã đề nghị mua lại Snapdeal. Nhưng Bahl và Bansal quyết định gặp tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son, CEO SoftBank Group, người được mệnh danh là “kẻ buôn vua trong thế giới công nghệ”. Snapdeal thu hút tới 850 triệu USD, nhưng dòng vốn đầu tư chảy vào Ấn Độ còn ít ỏi. Các đại gia Trung Quốc như Alibaba và Tencent chưa đổ vốn quy mô lớn vào thị trường này.

Trong khi đó, SoftBank đang ngắm nghía thị trường Ấn Độ và dùng chiến lược quen thuộc: đề nghị bơm một số tiền khổng lồ vào startup, đẩy định giá của công ty lên mức cực cao. Hai nhà sáng lập Snapdeal chuẩn bị một bản kế hoạch dài 10 trang. Nhưng mới trình bày đến trang thứ ba, tỷ phú Son đã ngắt lời họ.

Tỷ phú đầu tư Nhật Bản Masayoshi Son. Ảnh: CBS

Sẵn sàng chi 1 tỷ USD trong nháy mắt

“Tôi nghe đủ rồi. Tôi sẽ chi 1 tỷ USD để mua lại 49% cổ phần công ty các anh”, CEO SoftBank nói. Con số này vượt xa những gì Bahl và Bansal mong đợi. Cuối cùng, hai bên đạt một thỏa thuận, theo đó SoftBank mua lại 30% cổ phần Snapdeal với 650 triệu USD.

Hàng chục doanh nhân trẻ trên thế giới đã trải qua những cuộc họp tương tự. Không nhà đầu tư mạo hiểm nào sẵn sàng chi nhiều tiền cho các startup non tơ như tỷ phú Son. Nhờ đó, SoftBank trở thành ông vua đầu tư tại Ấn Độ.

Kể từ đó đến nay, quỹ Vision Fund 100 tỷ USD của SoftBank, trở thành nhà đầu tư quyền lực nhất trong thế giới công nghệ toàn cầu. Đến nay. SoftBank đã đổ hàng chục tỷ USD vào Uber, Grab, Slack Technologies, WeWork…

Nhưng giờ ánh hào quang của SoftBank đang nhạt đi. WeWork - từ mức định giá 47 tỷ USD - lao đao trong cơn sóng gió, phải hủy kế hoạch IPO và giá trị vốn hóa chỉ còn vỏn vẹn 5 tỷ USD. SoftBank thay thế CEO WeWork và bơm thêm vốn vào công ty này, nhưng có lẽ mọi thứ đã muộn. Uy tín của SoftBank và Vision Fund bị tổn thương nghiêm trọng.

Sự nghi ngờ lan sang cả các công ty khác nhận đầu tư của SoftBank. “Quan sát SoftBank giống như quan sát một cú tông xe tốc độ chậm. Nhưng rồi chúng ta cần nhớ rằng chúng ta cũng ở trong chiếc xe đó”, Nikkei dẫn lời chuyên gia Jason Tan thuộc Jeneration Capital Management (Hong Kong) nhận định.

Snapdeal nhận đầu tư 650 triệu USD từ SoftBank và ban đầu cũng tập trung mở rộng thay vì kiếm lãi. Ảnh: WSJ. 

Và sự lo lắng ở Ấn Độ đặc biệt lớn.

Với nhiều doanh nghiệp Ấn Độ, SoftBank là thiên thần hộ mệnh. Vài năm trước, các startup nước này rất khó thu hút đầu tư. Bởi các đại gia Ấn Độ không đổ tiền vào startup. Còn các doanh nghiệp công nghệ Mỹ cho rằng Ấn Độ vẫn là thị trường lao động giá rẻ chứ không phải là cơ hội đầu tư.

Tháng 12/2016, tỷ phú Son mở cuộc hội thảo ở New Delhi, tuyên bố ông sẽ đổ 10 tỷ USD vào ngành công nghệ Ấn Độ trong 10 năm tới. Tháng 5/2017, SoftBank đầu tư 1,4 tỷ USD vào nền tảng thương mại điện tử Paytm ở Uttar Pradesh.

Chỉ quan tâm tới tăng trưởng

Sau đó tỷ phú Son bơm 2,5 tỷ USD vào nền tảng bán lẻ Flipkart. Đây là một trong những thương vụ thành công nhất của SoftBank khi tỷ phú Son bán lại cổ phần Flipkart cho Walmart năm 2018.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư danh tiếng của Ấn Độ từng cảnh báo các startup non trẻ rằng họ nên tập trung kinh doanh có lãi thay vì điên cuồng huy động vốn đầu tư. Nhưng rất khó để các doanh nhân trẻ tuổi lắng nghe khi SoftBank sẵn sàng chi quá nhiều tiền.

Nhưng các nhà đầu tư khác rất thận trọng. “Khi SoftBank ngừng bơm tiền, sẽ chẳng ai ký séc cho các công ty này cả đâu”, lãnh đạo một công ty lớn ở Mumbai nhận định. “Ông Son chỉ quan tâm đến tăng trưởng bằng mọi giá, do đó các nhà đầu tư khác không tiếp bước ông ấy. Vấn đề là công ty phải sinh lãi”, một doanh nhân Ấn Độ bình luận.

Kể từ khi nhận đầu tư của SoftBank, Snapdeal chỉ quan tâm tới tăng trưởng. Mãi đến tận cuối năm 2015, công ty này mới nhận ra rằng cần phải quan tâm đến các điều kiện kinh doanh cơ bản. Do đó, Snapdeal bắt đầu cắt giảm chi phí.

Nhưng khi Chủ tịch SoftBank Nikesh Arora rời tập đoàn, Snapdeal mất đi một chỗ dựa. Đầu năm 2017, SoftBank quyết định sáp nhập Snapdeal vào Flipkart. Thương vụ này đổ bể, nhưng đến khi đó Snapdeal chỉ còn lại đủ tiền mặt để hoạt động trong 4 tháng.

Chuỗi khách sạn Oyo đang có nhiều biểu hiện giống WeWork. Ảnh: Nikkei. 

Hai nhà sáng lập Snapdeal thực hiện chiến lược mới, bao gồm bán các tài sản không phải là cốt lõi, cắt giảm chi tiêu và tập trung vào các sản phẩm mới. Sau quãng thời gian lao đao, Snapdeal đã vượt qua khó khăn. Trong 12 tháng qua, truy cập vào trang web tăng gấp đôi, doanh thu tăng 70%, lỗ giảm mạnh.

Một số công ty Ấn Độ nhận đầu tư của SoftBank như Ola Cabs cũng tránh được sai lầm là đốt quá nhiều tiền để mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, vài công ty cho thấy dấu hiệu lâm vào khủng hoảng như WeWork, tiêu biểu là chuỗi khách sạn Oyo.

Giống như WeWork, Oyo thực tế là hãng bất động sản đội lốt công ty công nghệ. Do Ritesh Agarwal, 26 tuổi, sáng lập, Oyo nhận đầu tư 2,5 tỷ USD từ tỷ phú Son. Nhưng thời gian qua, Agarwal tập trung mở rộng dữ dội ở Trung Quốc. Oyo cũng thuộc nhóm công ty mua khách sạn Hooters Casino Hotel ở Las Vegas (Mỹ) với giá 135 triệu USD.

Biểu hiện giống WeWork

Công ty này cũng mua nhiều tài sản ở châu Âu và Anh, đồng thời lao vào các mảng kinh doanh mới như ứng dụng quản lý đám cưới và bếp chung. Trong năm tài chính gần đây nhất, mảng Ấn Độ của Oyo chỉ đạt doanh thu 61 triệu USD và lỗ con số tương tự. Dự báo lỗ của Oyo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Tháng 11, Reuters đưa tin công ty này xác định hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp tục lỗ cho đến năm 2022, còn ở Mỹ lỗ tới năm 2023. Tháng 10, Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ tuyên bố điều tra nghi vấn Oyo độc quyền. Công ty còn đối mặt với một số rắc rối pháp lý khác.

Nhiều chuyên gia cho rằng Oyo có một số biểu hiện giống WeWork. Trong những tháng qua, Sequoia và Warburg Pincus từ chối đầu tư vào mảng kinh doanh của Oyo ở Trung Quốc. Các hãng này cho rằng những con số của Oyo là rất đáng nghi ngại.

Trong khi đó, Paytm cũng đang gây nhiều hoang mang. Trong 3 năm qua, công ty này đã đốt 650 triệu USD tiền đầu tư và lỗ tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái trong năm tài chính 2019. “Paytm mắc kẹt trong quá khứ huy hoàng và tương lai ảm đạm”, nhà báo kinh tế Ashish Mishra nhận định.

WeWork là bài học lớn với các startup nhận đầu tư của SoftBank. Ảnh: Getty Images. 

Mới đây, người phát ngôn của SoftBank tuyên bố tập đoàn này nỗ lực giúp các startup tìm sự cân bằng giữa tăng trưởng và lợi nhuận. Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh việc huy động vốn của quỹ Vision Fund 2 đang diễn ra thuận lợi.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khó có khả năng Vision Fund 2 sẽ thu hút được số vốn khổng lồ (gần 100 tỷ USD) như Vision Fund 1. Các nhà đầu tư lớn của Vision Fund 1 như Quỹ Đầu tư Công Saudi Arabia tỏ ra không mặn mà với quỹ đầu tư mới của tỷ phú Son sau “cú lừa” WeWork.

“Các startup chạy theo mô hình tăng trưởng bằng mọi giá, đốt tiền như lửa đốt rừng để đạt định giá cao sẽ không thu hút được đầu tư nữa”, chuyên gia Vishal Mahadevia của Warburg Pincus khẳng định. “Các công ty có điều kiện tài chính tốt sẽ dễ dàng hút vốn hơn nhiều”.

Bản thân tỷ phú Son mới đây cũng thừa nhận sai lầm khi thông báo quỹ đầu tư công nghệ lỗ gần 9 tỷ USD. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các công ty nhận đầu tư của SoftBank phải tự nuôi sống được bản thân”, ông nói. tham khảo thêm bài https://baohiemlienviet.com

Tham khảo mẫu nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/

Theo Zing

Không có nhận xét nào