Header Ads

test

Những nền kinh tế châu Á dự báo giảm tốc vào 2020

Những nền kinh tế châu Á dự báo giảm tốc vào 2020


Các nhà kinh tế xem căng thẳng thương mại và địa chính trị là yếu tố rủi ro chính cho các kinh tế châu Á năm sau.

Cuộc khảo sát quý mới nhất, giai đoạn từ 22/11 đến 11/12 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) và Nikkei, vừa cho biết triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á vẫn còn yếu trong năm 2020, sau khi giảm tốc đột ngột vào năm 2019 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tiếp diễn.

Cuộc khảo sát thu thập 44 câu trả lời từ các nhà kinh tế và nhà phân tích tại 5 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (gọi tắt là ASEAN5) và Ấn Độ.

Kết quả, triển vọng tăng trưởng năm 2019 cho ASEAN5 được điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm so với khảo sát trước đó thực hiện vào tháng 9, xuống còn 3,9%. Đây cũng là lần điều chỉnh giảm thứ 6 liên tiếp, kể từ cuộc khảo sát tháng 9/2018. Thời điểm đó, tăng trưởng năm 2019 của ASEAN5 từng được kỳ vọng là 5%.

Dự báo tăng trưởng năm 2020 không thay đổi so với khảo sát trước đó, là 4,2%. Con số này cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo năm 2019, nhưng không mạnh bằng tốc độ tăng trưởng 5% trong năm 2017 và 4,8% trong năm 2018.

Một công trường xây dựng tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Sự chậm lại ở các nước phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Malaysia, Thái Lan và Singapore. Tốc độ tăng trưởng của Malaysia được dự báo giảm từ 4,7% trong năm 2018 xuống 4,5% vào năm 2019 và xuống còn 4,3% vào năm 2020. Chuyên gia Wan Suhaimie của Ngân hàng Đầu tư Kenanga (Malaysia) dự kiến tăng trưởng nước này "chậm lại vào năm 2020 do nhiều thách thức từ bên ngoài".

Dự báo tăng trưởng năm 2019 của Thái Lan được điều chỉnh giảm 0,5 điểm phần trăm, xuống 2,4%, tức giảm 1,7 điểm phần trăm so với năm 2018. Cùng với đó, dự báo năm 2020 được điều chỉnh giảm 0,4 điểm phần trăm, xuống 2,6%.

"Nền kinh tế của Thái Lan được dự báo tăng trưởng với tốc độ chậm vào năm 2020, do suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn do chiến tranh thương mại", Amonthep Chawla của CIMB Thai Bank cho biết.

Tốc độ tăng trưởng năm 2019 của Singapore được dự báo giảm mạnh xuống 0,7 điểm phần trăm, từ mức 3,1% của năm 2018. Manu Bhaskaran của Cent Century Asia (Singapore) dự kiến tăng trưởng "đón đầu vào năm 2020", nhưng dự đoán "tốc độ sẽ giảm dần".

Nền kinh tế Indonesia dự kiến tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, dự báo của năm 2019 đã được điều chỉnh giảm nhẹ so với khảo sát trước. Nhu cầu trong nước vẫn ổn định, nhưng "nền kinh tế Indonesia đang chịu áp lực bởi tăng trưởng xuất khẩu thấp, do giá hàng hóa tương đối thấp", ông Dendi Ramdani của Bank Mandiri nói.

Tốc độ tăng trưởng năm 2019 của Philippines được dự kiến giảm xuống dưới 6% lần đầu tiên sau 8 năm, một phần do các dự án đầu tư công chậm trễ. Tốc độ tăng trưởng dự kiến trở lại mức 6,5% vào năm 2020. Chuyên gia Jonathan Ravelas của BDO Unibank mong đợi một "liều kích thích gấp đôi", như tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng và chính sách tiền tệ thuận lợi để thúc đẩy đà tăng trưởng.

Nền kinh tế Ấn Độ đã chậm lại đáng kể vào năm 2019. Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5,0% và 4,5% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 7 đến tháng 9, do những rắc rối trong lĩnh vực tài chính.

Dự báo năm tài khóa 2019-2020 của Ấn Độ đã giảm 1,1 điểm phần trăm, xuống còn 5,0%. Dự báo theo khảo sát trước đó vào tháng 6 và tháng 9 lần lượt là 6,9% và 6,1%. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 6 năm, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ thấp hơn Trung Quốc, vì dự báo của năm 2019 là khoảng 6%.

"Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp yếu, cùng với điều kiện tài chính eo hẹp, có khả năng khiến quỹ đạo tăng trưởng của Ấn Độ bị kìm nén trong 2 năm tới", Tirthankar Patnaik của Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ nhận xét.

Cuộc khảo sát đã hỏi các nhà kinh tế về các vấn đề hoặc sự kiện sẽ ảnh hưởng quan trọng đối với các nền kinh tế. Nhiều chuyên gia đề cập đến tác động toàn cầu của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

"Triển vọng cho một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn. Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tiếp tục 'siết chặt' Trung Quốc như một phần trong nỗ lực tái tranh cử vào năm tới", Donald Hanna của Ngân hàng CIMB (Malaysia) bình luận.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là một vấn đề lớn khác. "Không khí chung của nền kinh tế thế giới chủ yếu xoay quanh việc ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ," Carlo Asuncion của Ngân hàng Liên minh Philippines nói.

Ngoài ra, việc quốc hội Mỹ xét xử Trump, rủi ro địa chính trị và các vấn đề khác nhau liên quan đến sự phát triển của kinh tế thế giới như sự chậm lại và phục hồi đột ngột, cũng là các yếu tố tác động đáng quan tâm.

Đối với các rủi ro mà các nhà kinh tế nhận thấy, "căng thẳng Mỹ-Trung" vẫn là rủi ro hàng đầu ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. "Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại" do hậu quả của cuộc chiến thương mại là rủi ro hàng đầu tại Singapore. "Rắc rối trong lĩnh vực tài chính" tăng vọt trở thành rủi ro hàng đầu ở Ấn Độ. Tham khảo thêm về bảo hiểm là gì https://baohiemlienviet.com/tin-tuc-su-kien/thu-doan-lua-dao-ban-bao-hiem-nhan-tho-va-nhung-dieu-nen-biet

Đọc thêm công ty nhà xinh https://nhaxinhcenter.com.vn/gioi-thieu.html

Theo Nikkei Asian Review

Không có nhận xét nào