Header Ads

test

Nở rộ kinh doanh chuỗi trà chanh

Nở rộ kinh doanh chuỗi trà chanh


Khi kinh doanh trà sữa có dấu hiệu đi xuống, nhiều nhà đầu tư hướng đến mô hình tiệm trà chanh kiểu mới.

Gần đây, hàng loạt quán trà chanh với chục thương hiệu đua nhau mọc lên, thậm chí san sát nhau trên các tuyến phố lớn tại Hà Nội, như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Văn Cao, Ô Chợ Dừa...

Theo các cơ sở, lý do đầu tư là lợi nhuận hấp dẫn, dao động 25 – 30%, trong khi chi phí đầu tư ban đầu vừa phải, được thực khách ưa chuộng do giá cả bình dân.

Theo chia sẻ của các cơ sở, chi phí để mở một quán trà chanh dao động từ 200 đến 500 triệu đồng, tùy theo vị trí và diện tích. Trong đó, phí nhượng quyền thương hiệu dao động 50-70 triệu. Nếu thu phí nhượng quyền 0 đồng, các cơ sở sẽ trả 5-8% phí quản lý hàng tháng trên tổng doanh thu, hoặc sử dụng nguyên liệu, trang thiết bị từ đơn vị nhượng quyền.

Một cửa hàng trà chanh đông nghịt khách ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Hà

Trong khi đó, kinh doanh trà sữa bao gồm mặt bằng, thiết kế cửa hàng, đầu tư trang thiết bị kinh doanh, phí nhượng quyền thương hiệu, phí quản lý thương hiệu và chi phí nguyên liệu bắt buộc phải mua từ đối tác nhượng quyền... tốn không dưới vài tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh này ước tính mang về biên lợi nhuận 20 - 30% với điều kiện hoạt động ổn định.

Chị Nguyễn Huyền Diệu, chủ một cơ sở kinh doanh trà chanh tại Xã Đàn cho biết những ngày đông khách số lượng bán ra có thể đạt 2.000 - 3.000, doanh thu cao nhất 15 triệu đồng một ngày. Trung bình, với mức đầu tư 450 triệu đồng ban đầu, cơ sở có thể thu hồi vốn sau 2-3 tháng". 

Chị Nguyễn Thị Ngân, chủ một cơ sở kinh doanh khác tại Trần Đại Nghĩa chia sẻ: "Thời gian cao điểm của quán là từ thứ Năm đến cuối tuần với doanh thu dao động 8 - 12 triệu đồng một ngày".

Đối tượng khách hàng mà các quán trà chanh hướng đến là học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, nên giá đồ uống dao động 10.000 – 50.000 đồng. Để tăng doanh thu, ngoài việc bán các loại đồ uống liên quan đến trà chanh, trà sữa, cà phê, sữa chua... các quán còn bán nhiều loại đồ ăn khô, chiên rán đi kèm, nhằm gia tăng giá trị doanh thu trên mỗi lượt khách.

Theo chị Ngân, với mô hình trà chanh kiểu mới này, mặt bằng quyết định 60% thành công, phải đủ rộng để khách ngồi vào những ngày mưa hoặc lạnh; vỉa hè phải đủ lớn vì phần lớn khách thích ngồi bên ngoài.

"Bên cạnh mặt bằng, yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng lớn. Doanh thu có thể giảm 20-35% nếu vào ngày mưa hoặc thời tiết chuyển mùa", chị Ngân nói. 

Khi nhượng quyền, các tiệm trà chanh trong cùng một chuỗi được bảo hộ kinh doanh trong bán kính 2 km, để tránh tranh giành khách lẫn nhau. Nhưng với những vị trí đẹp hoặc đông dân cư, không tránh khỏi những thương hiệu trà chanh khác mọc lên san sát nhau. 

Tại đoạn phố Nguyễn Văn Huyên giao với Cầu Giấy, chưa tới 500 mét, có 2 quán trà chanh đã hoạt động và một quán khác đang hoàn thiện. Mặt bằng mỗi quán lên tới cả trăm mét vuông. Hay như con Phố Tạ Quang Bửu, có 3 quán thuộc ba chuỗi trà chanh khác nhau.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, kinh doanh trà chanh chỉ là xu hướng nhất thời. Như chia sẻ của quản lý cơ sở Tlove: "Khi đến giai đoạn bão hòa, đơn vị nào khẳng định được chất lượng thì sẽ tồn tại, còn không sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi".

Đồng tình, bà Nguyễn Mai -Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Baobab nói cửa hàng kinh doanh đồ ăn hoặc uống cho phép được bù lỗ trong thời gian sáu tháng. Nếu các quán không liên tục gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng, ngoài giải quyết những nhu cầu như giải khát, hoặc thỏa mãn sự tò mò về 'phiên bản' nâng cấp của trà chanh trước đây, sẽ khó thành công. Chứ chưa nói đến việc tồn tại đến thời điểm thị trường bão hòa.

Mùa đông này sẽ là phép thử cho hoạt động kinh doanh trà chanh. Doanh thu của các cơ sở có thể duy trì ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực như đa dạng thực đơn, làm mới không gian, chất lượng đồ uống, và dịch vụ. Kể cả khi kết quả kinh doanh của các cơ sở trà chanh ổn định cũng là chưa đủ, vì xu hướng trải nghiệm của khách hàng khó dừng lại.

Năm 2017 ghi nhận thị trường trà sữa bùng nổ, với sự ra đời của hàng chục thương hiệu nhượng quyền, nhiều quy mô khác nhau từ trong nước đến quốc tế. Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường Việt Nam hiện có 1.500 cơ sở kinh doanh trà sữa, quy mô thị trường đạt gần 300 triệu USD và tốc độ tăng trưởng 20%. 

Tuy nhiên vài tháng qua, thị trường chứng kiến sự biến mất của không ít thương hiệu trà sữa, điển hình như Ten Ren. Thương hiệu này từng đặt mục tiêu có 30 – 40 cơ sở sau khi đầu tư 100 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ đạt 23 cửa hàng tính đến cuối năm 2018. Hay như, TP Tea cũng đã bị "khai tử" mà chưa để lại dấu ấn nào trên thị trường. Ngoài ra, một số thương hiệu khác cũng phải thu hẹp các cơ sở kinh doanh vì chi phí mặt bằng và doanh thu chưa tốt. Bên cạnh đó, các chuỗi trà sữa cũng gặp phải sự cạnh tranh từ nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh và những quán trà sữa riêng lẻ. đọc thêm về bảo hiểm daiichi

Xem thêm mẫu thiết kế nhà phố đẹp https://nhaxinhcenter.com.vn/nha-pho-dep.html

Theo vnexpress

Không có nhận xét nào